Header Ads Widget

Niềng răng mắc cài là gì? Có những loại nào?

Niềng răng mắc cài là phương pháp được nhiều người ưa chuộng, bởi mang lại hiệu quả nắn chỉnh răng rất tốt và thời gian thực hiện nhanh chóng. Hiện nay, có đa dạng các loại mắc cài khác nhau, phù hợp với nhu cầu, tình trạng răng và tài chính của mỗi người. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sau đây nhé!

Khái niệm về niềng răng mắc cài 

Niềng răng mắc cài là phương pháp sử dụng mắc cài (bằng kim loại hoặc sứ) kết hợp với dây cung và các khí cụ chỉnh nha khác để tạo lực kéo. Từ đó giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm.

Đây là phương pháp giúp khắc phục các sai lệch về răng và khớp cắn một cách an toàn, hiệu quả. Đồng thời, kết quả sau niềng có thể duy trì đến trọn đời.

Các loại niềng răng mắc cài được sử dụng phổ biến hiện nay

Mắc cài niềng răng là khí cụ đặc biệt được sử dụng cùng với dây cung để tạo lực kéo răng. Hiện đang có 3 loại mắc cài niềng răng khác nhau đang được áp dụng để chỉnh nha đó là: niềng răng mắc cài tự buộc, mắc cài kim loại và mắc cài sứ.

Phụ thuộc vào cấu tạo, chất liệu và hình thức mà niềng răng mắc cài được chia thành nhiều loại khác nhau. Mỗi loại sẽ có điểm mạnh và hạn chế riêng, cụ thể như sau:

Phân loại theo cấu tạo

 – Mắc cài thường

Đây là phương pháp sử dụng mắc cài, dây cung và dây thun để tạo lực kéo giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí trên khuôn hàm. Dây thun có độ đàn hồi tốt nên đảm bảo quá trình chỉnh răng được diễn ra liên tục.

+ Ưu điểm:

  • Chi phí thấp nhất trong tất cả các phương pháp niềng răng, phù hợp cho nhiều đối tượng.

  • Hệ thống mắc cài và dây cung được gắn cố định trên răng, tạo lực kéo liên tục, giúp khắc phục những ca chỉnh nha khó như răng lệch lạc, hô, móm…

  • Lựa chọn phương pháp này có thể rút ngắn được thời gian niềng từ 1 – 6 tháng.

+ Nhược điểm:

  • Dây thun nhiều màu, nhìn lộ rõ, làm mất tính thẩm mỹ.

  • Sau một thời gian sử dụng, thun bị giãn, lỏng lẻo và dễ đứt. Làm cho dây cung bung tuột khỏi mắc cài.

 – Mắc cài tự đóng

Loại mắc cài niềng răng này được cải tiến với hệ thống chốt khóa tự động thay cho dây thun, giúp cố định dây cung chắc chắn hơn trong rãnh mắc cài và tạo lực kéo cho răng di chuyển.

+ Ưu điểm:

  • Lực kéo răng ổn định do không phụ thuộc vào độ co giãn của dây thun, giúp quá trình niềng răng diễn ra liên tục, rút ngắn thời gian điều trị.

  • Giảm ê, đau hơn so với dùng thun cố định.

  • Hạn chế tình trạng bung, tuột mắc cài.

+ Nhược điểm:

  • Tính thẩm mỹ không cao, dễ lộ mắc cài khi cười nói.

  • Các chốt khóa tự động có kích thước lớn nên có thể gây cộm và khó chịu.

Phân loại theo chất liệu

 – Mắc cài bằng kim loại:

Đây là loại mắc cài đầu tiên trong lịch sử chỉnh nha. Với các khí cụ mắc cài, dây cung chế tác từ chất liệu hợp kim không gỉ như Niken – Titanium. Khung kim loại rất bền, có thể định hình cấu trúc hàm và chịu lực tác động hàng ngày.

+ Ưu điểm:

  • Chi phí rẻ hơn so với các loại mắc cài niềng răng khác.

  • Thời gian điều chỉnh răng về đúng vị trí nhanh chóng nhờ tác động lực ổn định.

+ Nhược điểm:

  • Tính thẩm mỹ thấp, các mắc cài dễ lộ khi cười nói.

  • Khung kim loại có thể gây tổn thương hoặc kích ứng răng, má và nướu.

  • Cần hạn chế nhiều loại đồ ăn dai, cứng và dính.

 – Mắc cài bằng sứ:

Phương pháp này sử dụng các mắc cài làm từ chất liệu sứ, có màu sắc trong, tương đồng với màu răng thật. Cơ chế tạo lực kéo cũng giống như mắc cài kim loại.

+ Ưu điểm:

  • Đạt tính thẩm mỹ cao do các mắc cài sứ có màu trùng với màu răng. Nên khi cười, nói người đối diện khó phát hiện bạn đang niềng răng.

  • Mắc cài sứ có thiết kế nhỏ gọn, các góc cạnh trơn láng nên ít bị vướng víu hay làm tổn thương môi và nướu.

  • Hiệu quả chỉnh nha tốt, khắc phục được nhiều sai lệch răng từ đơn giản đến phức tạp.

+ Nhược điểm:

  • Chi phí thực hiện cao hơn so với mắc cài kim loại.

  • Thời gian để dịch chuyển răng lâu hơn.

  • Do làm từ chất liệu sứ nên mắc cài dễ bị vỡ khi có va chạm mạnh.

  • Chân đế xung quanh dễ bị nhiễm màu nếu vệ sinh không tốt.

Phân loại theo hình thức

– Mắc cài mặt ngoài:

Hệ thống mắc cài, dây cung và các khí cụ khác sẽ được gắn cố định lên mặt ngoài của răng. Đây là hình thức niềng răng phổ biến nhất hiện nay, bởi kỹ thuật thực hiện dễ hơn mắc cài mặt trong.

+ Ưu điểm:

  • Chi phí rẻ hơn so với niềng răng mắc cài mặt trong.

  • Hạn chế tổn thương đến nướu, lưỡi.

  • Dễ vệ sinh răng miệng.

+ Nhược điểm:

  • Dễ lộ mắc cài và dây cung nên tính thẩm mỹ không cao.

 – Mắc cài mặt trong:

Phương pháp này còn được gọi là niềng răng mặt lưỡi. Với cấu tạo và cơ chế hoạt động giống như niềng răng truyền thống, vẫn sử dụng bộ khí cụ là mắc cài, dây cung. Điểm khác biệt là ở vị trí gắn mắc cài nằm mặt sau của răng.

+ Ưu điểm:

  • Mắc cài được gắn vào trong thân răng nên đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Phù hợp với người có nhu cầu giao tiếp nhiều.

  • Hiệu quả niềng răng vẫn được đảm bảo, mang đến hàm răng đều, đẹp và chuẩn khớp cắn.

+ Nhược điểm:

  • Kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề cao.

  • Mắc cài nằm ở mặt trong sẽ dễ bị giắt thức ăn và khó để vệ sinh sạch sẽ.

  • Gây cảm giác khó chịu, vướng víu, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng phát âm.


>>> Xem thêm: 
https://nhakhoathuyanh.com/han-rang-sau-gia-bao-nhieu-co-hieu-qua-bao-lau/