Header Ads Widget

Biểu hiện lâm sàng của viêm da cơ địa

Biểu hiện lâm sàng của viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa có các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng khác nhau tùy theo từng người, bao gồm:

- Khô da

- Ngứa, nặng nề hơn về đêm

- Các mảng đỏ hoặc nâu xám ở tay, chân, cổ chân, cổ tay, cổ, ngực, mi mắt, diện khớp khuỷu và gối, mặt và da đầu ở trẻ em



- Mụn nước nhỏ, có thể vỡ và chảy dịch do gãi

- Mảng da dày, có vảy

- Sưng, phù nề da do gãi

Viêm da cơ địa đa số xuất hiện trước 5 tuổi và có thể tồn tại kéo dài đến tuổi thanh thiếu niên và người lớn. Đối với nhiều người, bệnh có thể có những đợt cấp theo từng giai đoạn, sau đó biến mất trong một khoảng thời gian dài, đôi khi nhiều năm.

Phụ huynh cần đưa trẻ đến khám ngay tại các cơ sở y tế nếu:

- Các triệu chứng xuất hiện cản trở hoạt động thường ngày của trẻ, bao gồm cả giấc ngủ.

- Xuất hiện tình trạng nhiễm trùng da với các vảy tiết màu vàng, vùng da xung quanh sưng đỏ hoặc sốt cao.

- Triệu chứng xuất hiện dai dẳng mặc dù đã được điều trị.

(Xem thêm: Sữa tăng cường hệ miễn dịch)

Viêm da cơ địa tuy là bệnh lý ngoài da nhưng có thể gây ra nhiều hậu quả khác nhau. Tùy thuộc vào từng biến chứng, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện lâm sàng đa dạng như:

- Hen phế quản: Viêm da cơ địa đôi khi là bất thường đi trước, gợi ý bệnh hen. Hơn một nửa trẻ em mắc viêm da cơ địa sẽ đối mặt với bệnh hen sau 13 tuổi.

- Da đóng vảy, ngứa mãn tính: Trẻ vì ngứa mà gãi các mảng đỏ trên da chỉ làm cho tình trạng ngứa nặng nề hơn. Điều này kéo dài sẽ làm da thay đổi màu sắc, dày và sạm.

- Nhiễm trùng da: Do đặc điểm ngứa của bệnh, trẻ thường gãi các vùng da tổn thương và tạo ra các vết thương hở. Từ đó, nguy cơ nhiễm khuẩn do vi khuẩn, vi rút tăng lên, nhất là nhóm virus herpes.

- Rối loạn giấc ngủ: Vòng luẩn quẩn ngứa – gãi làm suy giảm chất lượng giấc ngủ của trẻ.

Nguồn: ViemDaCoDia.com